Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Osin già khổ vì... hàng hiệu

Đi làm osin với mức lương 3,5 triệu đồng một tháng, mỗi tháng bà Hạnh, 50 tuổi, phải chi gần 2 triệu đồng cho váy áo, son phấn, phụ kiện thời trang..., số còn lại là cho chuyện học của con gái.

Bà già nhà quê thành "tín đồ hàng hiệu"Mỗi lần giới thiệu về người giúp việc của mình, chị Lam đều tươi cười nói: "Bà ấy là tín đồ hàng hiệu đấy" truyen sex truyện tình yêu. Ai cũng biết là chị pha trò, nhưng ý tứ ra làm sao thì không hiểu, bởi trông bà Hạnh giúp việc nhà chị và hai chữ "hàng hiệu" không thể nào liên quan gì được với nhau. Bà Hạnh tuổi 50 nhưng trông già và khắc khổ như ngoài 60 tuổi, tóc nửa đen nửa bạc kẹp bằng cái kẹp ba lá. Trước câu pha trò của chủ, bà Hạnh cười ngượng nghịu, còn chị Lam giải thích: "Được bao nhiêu tiền là đứa con gái nó lột hết, con bé ở quê ra, nhà thì nghèo mà cứ đua đòi hàng hiệu".Nếu Vân, con gái bà Hạnh không xinh gái và không mồ côi cha thì chưa chắc đã "bóc lột" mẹ không hề áy náy như vậy. Bố chết khi Vân mới 2 tuổi, cô bé được mẹ thương yêu, nuông chiều hết mực, đòi gì cũng cố cho. Đến nay con trai đầu lòng của bà Hạnh đã lập gia đình và tự lo lấy thân, còn con gái học cao đẳng ở Hà Nội. Con đi học xa tốn kém, lại không muốn cô bé thiếu thốn quá so với bạn bè, cũng lại muốn được ở gần, thỉnh thoảng còn được gặp con, dễ bề chăm sóc hơn, bà quyết định cũng lên Hà Nội làm giúp việc.Vân lên thủ đô học được vài tháng đã lột xác, trắng, đẹp và "thành thị" hẳn ra.  Thêm nửa năm nữa, cô đã có phong cách của một hotgirl, mỗi lần đến nhà chị Lam để lấy tiền, không ai dám nghĩ đấy là con gái của bà osin khắc khổ. Thấy mọi người khen con gái mình xinh như hoa hậu, còn sành điệu hơn cả dân thành phố, bà Hạnh cười nở nang mặt mày, tự hào vô kể. Cũng bõ công bà bỏ một đống tiền cho con. Dù rất xót ruột vì đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình bị đổ vào mấy thứ bà vẫn cho là phù phiếm, bà vẫn không từ chối được. Mỗi lần nó trách móc, hay  nó than thân trách phận về sự thua chị kém em, bà lại xót xa, mủi lòng, thế là lại móc túi lấy tiền cho con mua sắm, làm đẹp.
Ảnh minh họa
google_ad_client = "ca-pub-3984423619644817"; google_ad_slot = "5468938488"; google_ad_width = 468;google_ad_height = 60;
Chị Lam kể: "Hồi đầu con bé Vân chỉ mua những đồ vừa tiền, nhưng càng về sau càng sành chơi hơn, nó chỉ thích hàng hiệu thôi, dù là hàng hiệu tầm trung hoặc hàng fake 1 với đồ cao cấp, thì cũng đã làm thủng túi tiền của mẹ nó rồi. Tôi khuyên bà Hạnh rất nhiều, là chiều con cũng phải có mức độ, tùy hoàn cảnh, không thể đua đòi với dân phố lắm tiền được, nhưng hễ con bé đòi là bà ấy lại chịu thua, cứ bảo thương con bé mồ côi"."Mà nó biết về hàng hiệu gấp mấy lần tôi. Nó thuộc làu làu là cái túi LV ấy tên gì, mẫu đó ra năm nào, chai nước hoa Dior ấy có mấy phiên bản, phiên bản nào bán chạy nhất, những mẫu nào là limited edition... Rồi nó than, cháu mà nhiều tiền như cô thì cháu mua những món đó dùng cho sướng, chứ không dùng cái túi xấu như của cô đâu. Tôi thua nó luôn".Cũng theo chị Lam, khi mức độ sành điệu của Vân tăng lên thì những cuộc viếng thăm mẹ ở nhà chủ thưa dần. Cô bé bắt đầu xấu hổ về việc một hotgirl như mình là con của người giúp việc.  Để nhận tiền, thay vì đến lấy, cô bé mở một tài khoản và bảo mẹ nhờ chị Lam chuyển tiền vào đó, và suốt ngày gọi điện để hối thúc, gọi nhiều đến nỗi chị Lam cũng phát bực. Trong khi nhà chủ xót cho osin bị con cái bóc lột thì bà Hạnh lại chỉ thấy có lỗi vì chẳng lo cho con gái được bằng người, rằng với con người ta, những món đó có là gì đâu, còn con mình phải xin mãi, chờ mãi mới có, rằng con bà đẹp như thế, nào có thua kém ai...Bà Hạnh thường thở dài mỗi lần chị Lam hỏi, nếu cứ như thế này thì về già, bà lấy gì mà sống, khi ốm đau lấy tiền đâu chữa bệnh. Hiện giờ toàn bộ tiền lương thưởng của bà đều đổ vào con gái, trong đó tiền ăn học ít hơn tiền shopping. May con gái bà ở ký túc xá và được giảm học phí.  Mấy hôm nay, bà lại đau đầu vì con gái nói cần tiền mua thêm váy áo, mùa mốt thu đông đã bắt đầu rồi. Học lớp 2 đã là tín đồ hàng hiệuViệc con mê hàng hiệu trong khi mẹ không đủ tiền không chỉ làm các bà mẹ nông thôn "méo mặt". Chị My, 34 tuổi, nhân viên văn phòng, có con đang học lớp 2, chia sẻ: "Giờ em mới thấy thật sai lầm khi cố chạy cho con vào cái trường này, cái lớp này. Trường tốt thật nhưng toàn con cái nhà giàu, nhất là cái lớp của nó. Em thì nghĩ trẻ con lớn nhanh, mình cũng không có nhiều tiền, đầu tư cho con vào đây học là đã mệt lắm rồi, nên quần áo, đồ dùng của nó em mua loại tốt nhưng vừa tiền"."Hồi lớp 1 không sao, nhưng bây giờ nó bắt đầu hỏi em mẹ ơi sao không mua cho con váy Burberry, rồi thì bạn Hằng nói cái ba-lô Kitty của con là hàng nhái, không phải đồ xịn. Em mua quần áo, giày dép mới cho nó thì nó hỏi đây có phải hiệu nọ hiệu kia không. Nó giả vờ hỏi thế vì nó xem mác biết là không phải rồi, sau đó thì phụng phịu bảo con chả mặc đâu, các bạn chê con toàn mặc đồ chợ rẻ tiền".Mỗi lần được mẹ cho đi chơi, con gái chị My thường sà vào những gian bán thời trang trẻ em  có giá hàng triệu đồng một cái áo sơ mi, hay một cái quần đơn giản, lấy ra ướm thử rồi tự khen đẹp, rồi nhìn mẹ với cái nhìn khiến My vừa tức giận vừa khó xử vừa mủi lòng. Nhưng khả năng tài chính không có phép My mủi lòng nên chị vẫn phải kéo con gái đi. Cô bé vừa cố trì lại vừa ngoái nhìn mãi món thời trang yêu thích của mình, vẻ mặt vừa cam chịu vừa ấm ức.
Cũng có con mê hàng hiệu, nhưng chị Phương lại nhận rằng, đó là lỗi của mình. Phương vốn có thu nhập khá, bản thân chị ăn mặc giản dị, tuy dùng đồ tốt nhưng không mua sắm nhiều mà chỉ chọn những món cần thiết, lâu lỗi mốt nhất. Nhưng đối với con, chị lại chi tiền không tiếc tay. Ngay từ hồi con gái mới tập đi, chị đã thích chọn cho bé những chiếc váy, đôi giày đắt tiền, và rất cẩn thận trong việc phối đồ cho con sao cho thật tinh tế và có gu. Vốn đã xinh xắn đễ thương, lại còn được mẹ đầu tư trang phục sành điệu nên bé Vy con chị luôn nổi bật giữa các bạn như một nàng công chúa. Đến khi bé Vy đi học mẫu giáo, chị Phương càng đầu tư kỹ hơn cho chuyện ăn mặc của con gái. Các đồng nghiệp thường thấy chị dán mắt vào trang web của các hãng thời trang hàng hiệu, nghiên cứu kiểu dáng, giá cả, cách phối hợp... của các loại quần áo mũ giày, rồi gọi điện, chat chít để  đặt hàng. Nhưng tất cả các món hàng hiệu đó đều là dành cho bé gái. Phương bảo, mình ăn mặc úi xùi cũng được, nhưng con phải được mặc đẹp để có gu thẩm mỹ từ bé, với phụ nữ điều đó rất quan trọng; rằng hàng hiệu không chỉ đẹp mà còn tốt và bền... Quả thật, bé Vy con chị cũng rất sành và nhạy cảm về thời trang. Mới học lớp 4, bé đã biết tự phối đồ rất tinh tế, biết kiểu dáng nào, màu sắc nào, cách kết hợp nào đang là mốt.... Nhìn đồ các bạn mặc, bé cũng nhận ra đâu là đồ sang trọng đắt tiền, đâu là "hàng rẻ tiền" dù kiểu dáng, nhãn mác có thể giống nhau.  Nhưng chính kiến thức thời trang của bé Vy đang khiến chị Phương "chết dở", bởi thời gian gần đây, do thay đổi về công việc, thu nhập của vợ chồng chị đã thấp hơn nhiều so với trước, nên đồ dùng, quần áo cho con không thể chỉ mua toàn đồ đắt tiền như trước nữa. Nhưng bé Vy không hiểu để có thể chấp nhận điều đó. Bé chỉ biết một sự thật là, trước đây bé được mặc toàn đồ đẹp, còn bây giờ thì không như thế."Nó không chịu mặc những thứ tôi mua về, bảo là mặc những thứ này bạn bè nó cười cho. Mỗi buổi sáng cho con thay đồ đi học là một cực hình, mẹ con rất căng thẳng với nhau. Nó chống đối tôi bằng cách mặc lại đồ hôm trước, hoặc mặc những cái đã ngắn cũn cỡn, nhất định tẩy chay những thứ đồ 'rẻ tiền'. Các màn khóc lóc, gào thét, đòi bỏ học, bỏ ăn sáng... đều đủ cả. Nó còn đòi tôi bán xe máy đi để mua váy hiệu cho nó nữa. Đã đau đầu vì tiền thì chớ, lại phải đau đầu vì con bé ương bướng  này nữa, mệt quá", chị Phương than. "Đúng là tôi tự làm khổ tôi rồi".Đang phải vất vả "làm công tác tư tưởng" cho con gái lớn nhằm xóa "thành kiến hàng hiệu" cho bé, chị Phương tự nhủ, may mà vẫn kịp "đào tạo" con gái nhỏ, mới 4 tuổi, theo cách khác. "Tôi sẽ phải làm cho hai con bé hiểu rằng, không phải cứ diện toàn hàng hiệu mới đẹp, mà người biết ăn mặc, có gu là phải biết cách ăn mặc sao cho đẹp nhất trong khả năng mua sắm của mình", chị nói truyen sex.

Khả Khanh (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét