Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn.Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời.Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào.Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.Khi nào cha mẹ nên lo lắng?Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày.Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:
- - Đau bụng quằn quại- Bụng trướng- Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích- Co giật- Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng- Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)- Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ
Xử trí với nôn trớ như thế nào?Khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định. Vì thế, điều quan trọng là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể bé không bị khử nước. Cách đơn giản nhất là uống nước oserol, nước lọc, nước quả.
Dưới đây là một số khuyến nghị:
- Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.- Nếu bé tiếp tục trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ.- Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.- Nếu bé không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh nếu bé trên 12 tháng tuổi.- Đi ngủ cũng giúp bé nhanh hồi phục do dạ dày trống rỗng trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Đừng cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào trừ khi được bác sĩ cho phép.Bắt bệnh cho trẻ khi bé bị nôn trớNôn trớ ở bé có thể do dị ứng sữa, hẹp môn vị, viêm dạ dày…Nôn trớ ở trẻ kèm tiêu chảy, sốt nhẹNguyên nhân có thể là: Chứng viêm dạ dày – một trong những bệnh dạ dày phổ biến ở bé 6-24 tháng tuổi (hoặc ở mọi lứa tuổi). Viêm dạ dày có thể gây ra bởi virus rota, bé dễ bị lây từ những bé khác. Theo thống kê, có đến 4/5 số bé bị nhiễm virus rota dưới tuổi lên 5.Các triệu chứng tiêu chảy, nôn kéo dài 1-2 ngày hoặc lâu hơn (3-5 ngày). Trường hợp nặng, bé phải nhập viện vì sốt và mất nước do tiêu chảy.Sau khi bé đã ngừng nôn trớ, có thể cho bé một thìa cafe sữa khoảng vài phút một lần, trong một tiếng đồng hồ. Thực phẩm lỏng và nước bù điện giải cũng tốt cho bé bị tiêu chảy gây mất nước.Nên đưa đi khám nếu bé tiêu chảy nặng, kéo dài, bé bị mất nước (khô lưỡi hoặc môi, tiểu ít, thóp trũng).Bé nôn trớ ngay sau khi bú mẹ hoặc bú bìnhNguyên nhân có thể là: Hẹp môn vị – Cơ van giữa dạ dày và ruột dày lên. Thông thường, van này có độ rộng tương đương một cây bút chí nhưng khi cơ van này dày lên thì nó sẽ bị hẹp lại. Hẹp môn vị còn có thể khiến bé bị nôn thành vòi rồng.Nếu bé sơ sinh nôn ngay sau khi bú, bạn nên đưa con đi khám sớm. Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bé và bé có thể được phẫu thuật đơn giản để mở rộng cơ van này. Thường sau 2 ngày phẫu thuật, bé có thể trở về nhà.Trẻ nôn trớ kèm phát banNguyên nhân có thể là: Nếu bé nôn nhiều lần sau khi ăn, kèm nổi ban quanh miệng, cổ, sau đầu gối hoặc khuỷu tay, bé có thể bị dị ứng với sữa công thức hoặc thực phẩm như dâu tây, chocolate, lạc…Cho bé đi khám ngay nếu bé khó thở, sưng miệng. Một phẩn ứng dị ứng nặng có thể khiến bé tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.Để giảm nguy cơ dị ứng, bạn nên cho con ăn dặm khi bé được 6 tháng. Chờ cho đến khi bé đủ một tuổi mới cho ăn sữa bò. Có thể hỏi bác sĩ về thời gian bé tập ăn các món nhất định. Khi cho bé ăn một món mới, nên kiểm tra phản ứng trong vài ngày rồi mới cho ăn món mới khác.Trẻ nôn kèm máuNguyên nhân có thể do: Bất ổn ở dạ dày, như nhiễm khuẩn dạ dày khiến các mạch máu ở đó bị vỡ hoặc các mô trong dạ dày bị tổn thương do bé phải nôn gắng sức.Cần cho bé đi khám ngay nếu bé bị nôn kèm máu. Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào cho con.Nôn ra dịch vàng xanhNguyên nhân có thể do: Dịch vàng xanh có thể do mật, gan bài tiết hoặc do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, nghẽn phân su hoặc xoắn ruột.Ở trường hợp này, bạn cần đưa con đi khám ngay vì nôn ra dịch vàng xanh là một trường hợp khẩn cấp. Bé có thể cần được phẫu thuật để khắc phục sự cố.Nôn kèm sốt, gào hét thường xuyên (với bé nhỏ) hoặc cứng cổ (với bé lớn hơn)Nguyên nhân có thể do: Vi khuẩn viêm màng não, nhiễm trùng não. Nên cho bé tiêm phòng Hib để ngăn ngừa viêm màng não.Nên cho bé đi khám ngay néu bé nôn, sốt, dễ bị kích thích hoặc bé nôn kèm cứng cổ, đau đầu.Trẻ nôn, kèm đau bụng nghiêm trọngNguyên nhân có thể do: Viêm ruột thừa (phổ biến hơn ở bé trên 10 tuổi). Ban đầu, bé bị đau nhẹ quanh rốn. Sau đó, cơn đau di chuyển đến dưới bên phải của bụng. Nếu không được cấp cứu, ruột thừa sẽ bị vỡ khiến chất độc lan khắp khoang bụng, gây tử vong.Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ nôn trớHiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, tuy nhiên lại ít bà mẹ biết nguyên nhân nào khiến trẻ bị nôn trớ như vậy.
Nguyên nhân nôn trớ thứ nhất: Thức ăn quá nhiều
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay bị nôn trớ chính là do thói quen ăn uống. Khi trẻ sơ sinh bú mẹ, phản xạ nuốt sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên do khoang miệng của trẻ nhỏ nên nếu lượng sữa quá nhiều sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Bởi vậy nên phản ứng của cơ thể sẽ là nôn ra những gì trẻ vừa ăn được.Một điều khác nữa, đó chính là dạ dày của trẻ không lớn và chưa phát triển hoàn thiện, khi trẻ ăn quá nhiều, hoặc nằm ngửa khi ăn cũng có thể gây nôn trớ. Đối với những trẻ bú bình, lỗ trên núm vú quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều lực để hút cũng sẽ gây nôn trớ.
Nguyên nhân nôn trớ thứ 2: Nôn sinh lý
Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn, vì thế nếu ăn quá nhanh, trẻ sẽ nuốt thêm nhiều khí vào bụng và xảy ra hiện tượng nôn trớ.Nguyên nhân nôn trớ thứ 3: Nhân tố truyền nhiễm
Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến trẻ hay có hiện tượng nôn trớ. Tất cả những hiện tượng nhiễm trùng như viêm rốn, nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm trùng máu… cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ có phản xạ ói mửa.Nguyên nhân thứ 4: Trẻ nuốt nước ối
Hiện tượng trẻ nuốt phải nước ối khi còn ở trong bụng mẹ là khá phổ biến. Khi đó, trẻ sơ sinh sẽ nôn ra chất nhầy có bọt. Lúc này không nên cho trẻ ăn ngay để tránh phản xạ của cơ thể là tiếp tục nôn.Nguyên nhân thứ 5: Phản ứng thuốc
Trẻ sơ sinh thường phản ứng mạnh với những thuốc có vị đắng, chính vì thế hiện tượng ói mửa của trẻ khi uống thuốc cũng khá phổ biến.Nguyên nhân thứ 6: Trẻ bị táo bón
Bị táo bón cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và trẻ thường sẽ nôn ra những gì mình ăn được trong thời gian này. Các ông bố bà mẹ cũng không nên lo lắng vì khi trẻ đi cầu trơn tru lại thì hiện tượng nôn mửa cũng không còn nữa.Cuối cùng là do bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây nôn mửa có thể là do chảy máu dạ dày, vì thế khi trẻ nôn lúc này sẽ có màu nâu hoặc đỏ tươi.Cách xử trí nôn trớ ở trẻ emKhi trẻ nôn trớ, cha mẹ nên xem trẻ có những biểu hiện nào kèm theo không, ví dụ như sốt hay tiêu lỏng, ho, hay sổ mũi, phát ban v.v…Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.
- - Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.- Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.- Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.- Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
Xem Thêm :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét