Năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường THPT chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời tuyen sinh trung cap. Bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của bộ, nhà trường và giáo viên cần tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các chương, bài khác nhau; đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12: nội dung tổng hợp của tất cả chủ đề đã được ôn tập.
Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách phân tích đề thi, cách trình bày bài thi theo đặc thù từng môn thi, hình thức thi; chuẩn bị cho các em tâm lý tự tin trước khi bước vào kỳ thi.
Biết tổng hợp kiến thức
- Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, bên cạnh việc nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và biết vận dụng những kiến thức đó khi làm bài thi, các em học sinh cần chuẩn bị một số kỹ năng quan trọng: biết tổng hợp kiến thức của các phần, các chương và của toàn bộ chương trình THPT, đặc biệt là chương trình lớp 12; biết tự tổ chức thảo luận theo nhóm, trao đổi, tranh luận để hiểu sâu hơn về kiến thức, tự trau dồi kiến thức một cách chủ động; có các kỹ năng phân tích để hiểu đề thi, trình bày bài thi.
Một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua đối với mỗi học sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT là các em cần nắm được quy chế thi, thực hiện đúng quy chế để tránh những điều sơ suất hoặc vi phạm trong khi thi, ảnh hưởng đến kết quả thi tuyen sinh trung cap . Bên cạnh đó, các em cần tự tin vào kiến thức của mình, chuẩn bị tâm thế vững vàng, chủ động khi bước vào kỳ thi, bởi yếu tố tâm lý đóng một vai trò không nhỏ trong kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT nói riêng và các kỳ thi quan trọng khác.
Ông VŨ ĐÌNH CHUẨN* Hiện có nhiều loại sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT trên thị trường, thậm chí các nhà xuất bản còn tiếp thị đến tận các trường học vận động học sinh mua. Ông có ý kiến gì về việc này? Theo ông, học sinh nên ôn thi theo tài liệu nào để có hiệu quả tốt nhất?
- Bộ không có giới hạn chương trình ôn tập mà khẳng định rõ: nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012 dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Nếu học sinh ôn tập theo cách học tủ, học lệch thì kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố may rủi. Điều này cũng tạo cho học sinh tâm lý lo lắng, không yên tâm khi ôn tập cũng như làm bài thi bởi không có nền tảng kiến thức vững vàng.
Về tài liệu ôn thi, khi học sinh đã học đầy đủ chương trình theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, thì theo tôi, tài liệu để ôn thi tốt nghiệp THPT tốt nhất vẫn là sách giáo khoa, kết hợp sử dụng sách bài tập theo quy định của Bộ GD-ĐT và vở ghi của học sinh. Điều quan trọng nhất là giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh cách thức sử dụng sách giáo khoa để học tập thế nào cho phù hợp, có thể thông hiểu và biết vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức trong sách giáo khoa khi làm bài thi.
* Vào thời điểm này nhiều trường đã cho học sinh tăng tốc ôn thi, giảm thời lượng các môn học phụ, tăng thời lượng các môn học chính. Việc này có đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT? Theo ông, tổ chức thi thử nhiều lần có giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tới?
- Không phải chờ đến lúc gần thi tốt nghiệp THPT mới “tăng tốc” ôn thi, học ngày học đêm, mà việc ôn tập phải tổ chức ngay trong quá trình dạy học. Trong chỉ đạo, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các sở GD-ĐT, phù hợp với hướng dẫn khung kế hoạch thời gian năm học 2011-2012 và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của bộ; tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã quy định. Việc giảm thời lượng học một số môn được cho là môn phụ là trái với chủ trương của bộ.
Về việc thi thử, trong quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn cần chú trọng khâu thu nhận thông tin phản hồi về những thuận lợi, khó khăn và kết quả ôn tập của học sinh. Việc tổ chức kiểm tra với những yêu cầu về đề và cách thức coi, chấm bài giống như một kỳ thi thử tốt nghiệp cũng có thể giúp nhà trường và giáo viên biết mức độ kiến thức, kỹ năng học sinh đã đạt được sau một thời gian ôn tập, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách phân tích đề thi, cách làm bài thi và tâm lý thi cử. Tuy nhiên, chỉ nên tổ chức một lần, tránh gây tâm lý nặng nề, tốn kém thời gian, sức lực giáo viên và học sinh tuyen sinh cao dang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét