- Tới thời điểm này, ca bệnh sởi vẫn chưa có dấu hiệu thuyêngiảm mà còn gia tăng tre bi ho. Bên cạnh đó bệnh nhi bị thủy đậu đang nhiều hơn bìnhthường gấp 3 lần.
Sáng ngày 18/3, bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Cấp cứunhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, khoa Cấp cứu nhiễm của bệnh việnvẫn đang điều trị cho khoảng 60 trường hợp bị biến chứng do sởi (cùng kỳ nămngoái chỉ có 1 – 2 ca).
Trong số đó có 2 trường hợp rất nặng bị biến chứng vào phổi,phế quản phải thở máy thuốc trị vết thương. Chủ yếu bệnh nhi sởi tập trung ở độ tuổi dưới 3.
Bác sĩ Đỗ Châu Việt đang khám cho một bệnh nhi sởi nặng. Ảnh: Thanh Huyền.
Trả lời câu hỏi thông thường sau khi chích ngừa sởi từ 15ngày cơ thể sẽ có đề kháng, tại sao ngành y tế đã ráo riết tổ chức chích ngừasởi cho trẻ khoảng 1 tháng nay mà vẫn không dập nổi dịch, BS Việt cho biết: “Về nhân lực và vắc xin ngành y tế đã chuẩn bị đầy đủ. Không phải lo về tìnhtrạng thiếu vắc xin. Tuy nhiên, chúng ta tổ chức chích ngừa nhưng truyền thôngcó tới được người dân hay không, và phụ huynh có chịu cho con đi chích ngừa đầyđủ hay không mới là điều then chốt.”
Qua đó, bác sĩ Việt nhấn mạnh việc chích ngừa sởi cho trẻ vôcùng quan trọng. Sau khi chích từ 15 ngày cơ thể sẽ có đề kháng. Không phải 100%trẻ được chích ngừa đều miễn nhiễm với bệnh nhưng nếu có bị bệnh cũng sẽ nhẹ hơnrất nhiều.
Đa số các ca bệnh sởi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện NhiĐồng 2 cư trú tại TP.HCM. Sở dĩ có tình trạng như vậy, bác sĩ Việt cho rằng dongười dân TP. được tiếp cận với thông tin nhiều hơn. Khi thấy con mình có cácdấu hiệu bất thường thì lo lắng, muốn con nhập viện để được chăm sóc tốt hơn.
Còn ở các tỉnh, người dân tiếp cận với truyền thông ít hơn,khi con em mắc sởi đa số tự chữa ở nhà.
Theo bác sĩ Việt, chỉ khi nào trẻ có các dấu hiệu biến chứngnhư sốt cao không hạ, khó thở mới cần nhập viện. Với các trường hợp nhẹ hơn chỉcần theo dõi tại nhà, bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh hô hấp rồi bệnh sẽ tựkhỏi.
Phụ huynh tránh hoang mang, đưa con tới bệnh viện quá sớm, dễbị lây chéo thêm nhiều bệnh nhiễm nguy hiểm khác.
Song song với sởi, bệnh thủy đậu cũng tăng gấp 3 - 4 lần bìnhthường. Trước đây, thỉnh thoảng khoa Cấp cứu Nhiễm của Bệnh viện Nhi Đồng 2 mớicó từ 1 – 2 ca thủy đậu nhưng hiện nay đang có tới 8 ca. Các trường hợp phảinhập viện đa phần là ca nặng.
Vì đây là các bệnh do siêu vi, khả năng lây nhiễm rất nhanhvà cao nên nếu gia đình nào có trẻ mắc bệnh cần chăm sóc cách ly để tránh lâylan qua cho người khác. Người chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay bằng dung dịch sátkhuẩn thật sạch.
Cả bệnh sởi và thủy đậu đều có vắc xin chích ngừa. Nếu trẻđược chích ngừa đầy đủ thì không có gì phải lo lắng.
Đầu tháng 3, tại TP.HCM cũng đã xuất hiện một ổ dịch thủy đậutại trường Lê Quý Đôn (Q.3). Rất may, ngành y tế và nhà trường đã phối hợp, xửtrí kịp thời bệnh thần kinh.
Thanh Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét