Chung cư cũ, mới đều đeo ba lôKhu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân), nơi tập trung nhiều toà chung cư cao tầng được xem là hiện đại nhất của Hà Nội. Thế nhưng, chỉ sau vài năm đưa vào sử dụng, nhiều hộ dân đã cơi nới, xây “chuồng cọp” ở hầu hết các tòa chung cư ở đây.Tại khu chung cư như N2E, N2D tại hầu hết các căn hộ các gia đình đều thi nhau cơi nới, xây thêm “chuồng cọp”.“Các tòa nhà chung cư ở đây cao từ 15 đến 21 tầng, được thiết kế xây dựng hiện đại, thế nhưng từ đầu năm 2009 đến nay, nhiều hộ trong tòa nhà đã xây dựng cơi nới ô thoát hiểm thành các phòng ở cho gia đình. Thậm chí, nhiều hộ dân còn công khai lấn chiếm cầu thang bộ. Hiện có khoảng 200 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng mà chủ yếu là cơi nới, xây chuồng cọp” - ông Hoàng Tùng ở khu nhà N2E nói.
Các khu chung cư ở Trung Hòa - Nhân Chính làm "chuồng cọp".
Tại một số tòa chung cư thuộc các khu N3, N6, nơi tập trung các khối nhà tái định cư cho các hộ dân phải di dời trong các dự án mở đường, làm cầu vượt…, theo ghi nhận của PV, tình trạng xây dựng “chuồng cọp” đang có dấu hiệu bùng phát trở lại.Mặt tiền của các tòa nhà này chi chít những “chuồng cọp” được làm bằng khung sắt, chỗ thì thụt ra, chỗ đua vào. Thậm chí, có hộ còn đục tường, chiếm hành lang chung cư để xây bê tông kiên cố để mở rộng diện tích sử dụng cho căn hộ của mình.Không chỉ trên các ban công, hành lang mà nhiều khu chung cư trên địa bàn Hà Nội hiện nay, tình trạng cơi nới, xây dựng thêm “chuồng cọp” trên các nóc của toà nhà mà dễ dàng tìm thấy tại các nhà tập thể cũ tại: Văn Chương; Kim Liên (quận Đống Đa); Thành Công (quận Ba Đình); các khu Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc; Kim Giang (quận Thanh Xuân)...Tại các khu chung cư cũ này nhiều gia đình trên tầng thượng đã “lên đời” căn hộ của mình bằng cách chồng thêm một tầng làm bằng khung sắt, trên mái lợp tôn kiên cố.Bó tay ?Lý giải tình trạng cơi nới, xây dựng “chuồng cọp” tại các khu chung cư mới xây dựng, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch UBND phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) cho biết: “Đây là vấn đề bức xúc lâu nay, chúng tôi đã có văn bản gửi đơn vị quản lý các khu nhà yêu cầu giải quyết, nhưng họ vẫn không giải quyết gì cả.Thậm chí phường đã lên kế hoạch ra quân xử lý, cưỡng chế phá dỡ nạn “chuồng cọp”, với việc thuê các đơn vị tư vấn, phá dỡ chuyên nghiệp thực hiện, giống như trước đây cắt ngọn các tòa nhà cao tầng xây sai phép. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa thể triển khai được”.Còn đại diện Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội, đơn vị quản lý các tòa nhà cho hay: “Đến thời điểm này chúng tôi đã làm hết trách nhiệm của mình. Chúng tôi là đơn vị quản lý và vận hành nên chỉ có trách nhiệm lập biên bản vi phạm và yêu cầu dỡ bỏ, còn xử lý là trách nhiệm của phường, của quận”.Ông Phạm Sỹ Liêm - Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc lắp đặt, xây dựng các “chuồng cọp” trên ban công ở các toà nhà chung cư cao tầng hiện nay sẽ gây nguy hiểm cho các hộ bên dưới, làm phá vỡ kiến trúc của tòa nhà.Thậm chí, tòa nhà bị sửa chữa, đeo thêm lồng sắt còn gây biến dạng kết cấu, ảnh hưởng chất lượng công trình.“Chung cư cao tầng tối kỵ việc làm “chuồng cọp” vì nó ảnh hưởng đến nhiều mặt về mỹ quan, an toàn của tòa nhà. Nhưng do ban quản trị là hàng xóm không bảo được nhau, trong khi các cơ quan nhà nước mải chạy theo việc phát triển các khu đô thị mới và bỏ lơ việc cải tạo, chỉnh trang các chung cư khiến việc kiểm soát bị buông lỏng trong một thời gian dài”, ông Liêm nói.Theo ông Trần Viết Ngôn, Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, thẩm quyền kiểm tra, xử lý tình trạng cơi nới, làm “chuồng cọp” ở các khu chung là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và chính quyền ở cơ sở.“Tuy nhiên, việc xử lý rất khó khăn, ngoài nhu cầu chỗ ở người dân cao thì các tổ dân phố, ban quản trị của các tòa nhà không quản lý nghiêm từ đầu nên rất khó khăn cho chính quyền. Quả thật, để giải quyết dứt điểm rất khó”- ông Ngôn nói...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét